Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân ung thư Đầu-Cổ

Ung thư và điều trị ung thư vùng miệng như thế nào ?

Ung thư và điều trị ung thư vùng miệng
Ung thư và điều trị ung thư vùng miệng

Ung thư là sự phát triển không kiểm soát của những tế bào bất thường.Những tế bào này tăng sinh thành những tế bào mới không cần thiết , những tế bào dư này dẫn đến hình thành ung bứu.Ung thư vùng đầu cổ thường lan rộng đến hạch bạch huyết ở cổ.

Điều trị ung thư thường dùng đến xạ trị , hóa trị , phẫu thuật hoặc cả 2 biện pháp.Xạ trị là phương thức sử dụng tia xạ năng lượng cao để tiêu hủy tế bào ung thư, chặn đứng sự phát triển của tế bào này

Bạn cần đến nha sĩ để khám điều trị các bệnh về răng miệng trước khi xạ trị vì các mục đích sau:

  • Lập kế hoạch điều trị răng miệng
  • Phát hiện và xử trí kịp thời nhiễm trùng trong miệng như : sâu răng , bệnh nha chu , tổn thương niêm mạc miệng.
  • Phát hiện và loại bỏ chấn thương trong miệng do hàm giả, răng vở
  • Nhận biết và xử trí các biến chứng có thể xảy ra trong vùng chiếu xạ
  • Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Hướng dẫn cách thức phòng ngừa sâu răng

Các biến chứng thường gặp sau xạ trị

Viêm niêm mạc miệng

Viêm niêm mạc miệng

Triệu chứng :

  • Loét
  • Sưng đau
  • Chảy máu tự nhiên

Khô miệng và khó nuốt , giảm tiết nước bọt

Khô miệng và khó nuốt , giảm tiết nước bọt

Triệu chứng :

  • Cảm giác khô miệng
  • Khó nuốt
  • Nhai khó , nói khó
  • Giảm hoặc mất hương vị

Sâu răng sau xạ

Sâu răng sau xạ

Triệu chứng :

  • Lỗ sâu
  • Đổi màu trên răng
  • Đau nhức và ê buốt trên răng

Khít hàm

Triệu chứng :

  • Há miệng lớn khó khăn

Hoại tử xương hàm do xạ

Triệu chứng :

  • Vùng xương viêm hoại tử do nhiễm trùng
  • Sưng , đau , nhiễm trùng nướu trên xương hàm , nướu không tự lành
  • Răng lung lay không nguyên nhân , chảy mủ và dịch
  • Chấn thương do nhổ răng , phẫu thuật răng miệng sau xạ

Viêm da vùng chiếu xạ

Triệu chứng :

  • Vùng đang điều trị có thể bị đỏ , khô , đau , hoặc có rỉ nước
  • Vùng da được điều trị có thể sạm đi

Phòng ngừa và xử trí các vấn đề răng miệng liên quan xạ trị

Khám răng miệng trước xạ và thực hiện các yêu cầu sau

  • Trám răng bị sâu nếu có
  • Cạo vôi răng , vệ sinh răng miệng
  • Điều trị bệnh niêm mạc miệng
  • Loại bỏ tổn thương do hàm giả gây ra
  • Nhổ răng hoặc chân răng bị sâu lớn , viêm nha chu , răng có nguy cơ gây tổn thương sau này
  • Sau khi nhổ răng hoặc tiêu phẫu miệng chờ ít nhât 14-21 ngày mới bắt đầu xạ trị

Trong và sau xạ

Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân ung thư
Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân ung thư
  • Thực hiện theo hướng dẫn chăm SÓC và vệ sinh răng miệng sạch, phòng ngừa biến chứng.
  • Chải răng thật kỹ bằng bàn chải mềm và làm sạch kẻ răng bằng chỉ nha khoa.
  • Chải răng đúng cách vào buổi sáng và buổi tối sẽ ngưng chảy máu nướu răng.
  • Chải răng sau mỗi bữa ăn (>2 lần ngày)

a. Vệ sinh răng miệng bằng phương pháp chải răng
  1. Chọn bàn chải mềm:

• Đầu bàn chải không dài quá 2cm, lông bàn chải bạn nên chọn loại mềm trung bình (mediumsolf) sẽ không làm tổn thương nướu và men răng.

• Đầu lông bàn chải nên chọn loại tròn không nên chọn loại lông nhọn.

2. Ngâm trong nước ấm để bàn chải mềm được mềm hơn.

3.Nhẹ nhàng chải sạch răng và lưỡi

4.Chải răng trước khi đi ngủ.

5. Làm sạch mặt ngoài của tất cả các răng hàm trên bằng động tác đưa nhẹ nhàng bàn chải lên xuống, đặc biệt chú ý đến vùng tiếp xúc giữa răng và nướu.

6. Chải sạch mặt trong của các răng phía trước, đặt bàn chải thẳng và kéo ra ngoài.

7. Sau khi chải xong, dùng bàn chải nhẹ nhàng chải sạch lưỡi.

8. Chải ở cả 2 bên niêm mạc mả.

9. Nhẹ nhàng đưa bàn chải lên phần khẩu cái cứng để chải thật sạch.

b. Vệ sinh răng miệng: dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng

Bàn chải không làm sạch kẻ răng nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch vùng này, lấy 1 đoạn chỉ dài 45cm, cuộn 2 đầu chỉ vào 2 ngón giữa

  • Căng chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ, giữ lại một đoạn giữa khoảng 4-5cm.

  • Đưa chỉ vào kẻ giữa 2 răng, kéo tới lui nhẹ nhành để sợi chỉ lọt vào kẽ răng. Làm cong sợi chỉ ôm quanh răng và kéo sợi chỉ lên xuống để làm sạch răng.
  • Giữ chỉ ôm sát vào răng để tránh chỉ đè sâu vào vùng nướu có thể làm tổn thương bờ nướu. Lập lại động tác với tất cả các răng trên và sạch dưới.
  • Nhớ là phải làm sạch cả các răng phía trong.

Bạn có thể tham khảo bài : Cạo vôi răng chăm sóc răng miệng

C. Phòng ngừa sâu răng

– Đeo mảng chứa gel Fluor nồng độ 1,1%, pH trung tín, đeo ngày 1 lần trong 5 phút sau khi chải sạch răng.

– Không nên súc miệng hay ăn trong 1 giờ sau khi tháo mảng. Nên đeo máng vài ngày trước xạ và suốt thời gian trong và sau xạ trị.

– Nếu không mang máng được thì chải răng với gel Fluor.

d. Phòng ngừa khô miệng và viêm niêm mạc miệng
* Khô miệng
  • Nhấp từng ngụm nước thường xuyên để giữ ẩm cho miệng, uống nhiều nước mỗi ngày (>2 lít nước).
  • Nên dùng nước trái cây, sinh tố, nước rau củ.
  • Nên sử dụng kẹo cao su hay kẹo không đường (Xylytol).
  • Ngậm nước lạnh hay viên đá.
* Viêm niêm mạc miệng

– Giữ vệ sinh răng miệng.

KIN Gingival 0.12% Clohexidine DG

– Súc miệng nhiều lần trong ngày với nước hay nước súc miệng Fluormedic, Natri bicarbonate 1%, Povidone jodine 1%, mật ong nguyên chất. KIN Gingival 0.12% Clohexidine DG

– Súc miệng trong thời gian 2 phút.

– Ngậm nước lạnh hay viên đã giúp giảm đau trong viêm niêm mạc miệng.

Cách pha dung dịch Natri Bicar bonate:

5g Natri Bicar bonate (1 gói) với 500ml nước.

2 Phòng ngừa khít hàm sau xạ:

Tập há miệng lớn mỗi ngày 3 lần theo 2 bước:

Bước 1: Hà ngậm miệng chủ động 10 lần, càng to càng tốt, không gây đau hay khó chịu. Bước 2: Há ngậm miệng thụ động Với sự hỗ trợ của tay 10 lần hoặc dụng cụ hỗ trợ 5 lần mỗi lần 30 giây.

3. Phòng ngừa hoại tử xương hàm sau xạ:

– Nhổ răng có nguy cơ trước khi tiến hành xạ trị (từ 2-4 tuần). Các thủ thuật nếu có trước xạ. – Chỉ thực hiện các thủ thuật nhổ răng sớm nhất 12 tháng sau xạ. Nếu phải nhổ rằng, nên dùng kháng sinh trước và sau nhổ, có thể hỗ trợ liệu pháp oxy cao áp.

Chế độ dinh dưỡng
1 Nên:
  • Chọn thức ăn mềm, dễ nhai, hoặc thức ăn nghiền sẵn và ăn nhiều bữa mỗi ngày (6-8 bữa).
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, (thịt, trứng, đạm, cá,…

2 Không nên:
  • Hạn chế đeo hàm giả tháo lắp để tránh trầy xước niêm mạc, làm sạch hàm giả trước khi sử dụng.
  • Không dùng các nước súc miệng có chứa cồn.
  • Không hút thuốc lá hoặc xỉa thuốc.
  • Tránh các chất kích thích: rượu, bia, nước ngọt có gas.
  • Tránh những thức ăn nhiều gia vị, chua, cứng, giòn.
  • Không nên ăn trầu.

Hãy gọi cho nha sĩ của bạn hay đến khám tại phòng nha để được tư vấn khi có các vấn đề sau:

  • Đau răng
  • Đau miệng, đau họng
  • Khô miệng
  • Khi bị sưng mặt
  • Há miệng khó, nói khổ
  • Chải máu nướu răng
  • Có những vết loét hay tổn thương vùng miệng
  • Báo cho nha sĩ biết bạn đã có xạ trị tại vùng hàm miệng

Nào hãy cùng nha sĩ tự đánh giá chăm sóc răng miệng của mình:

  • Ông Bà chải răng mấy lần trong ngày.?
  • Ông Bà có dùng bàn chải mềm để chải răng không?
  • Ông Bà có sử dụng máng chúa gel Fluor theo hướng dẫn không
  • Ông/ Bà có sử dụng chỉ nha khoa không theo hướng dẫn không?
  • Ông/ Bà có uống nước nhiều, giữ miệng ẩm không?
  • Ông Bà có sử dụng thường xuyên một trong số loại nước súc miệng theo hướng dẫn hay không?
  • Ông/ Bà có tập há miệng theo hướng dẫn mỗi ngày không?
  • Ông Bà có áp dụng ăn nhiều bữa với thức ăn mềm không? (lỏng, súp, xay)
  • Ông/ Bà có bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tư vấn không?
  • Ông Bà có giữ liên lạc với bs không?

Tài liệu : BS Nguyễn Phong Lan

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Write a Comment